Rác thải, thông tin rác, tư duy rác loại nào nguy hại hơn?
- Thứ hai - 22/04/2019 09:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong thực tế ở xã Quỳnh Lập, một số người như gia đình anh Hồ Nghĩa Đàn và Nhóm Ban Mai Xanh, hằng tuần vẫn ra quân tình nguyện thu gom rác làm sạch bãi biển mà không cần đòi hỏi gì cho bản thân và mọi người. Đây là hành động rất có ý nghĩa, nên chia sẽ, ủng hộ và nhân rộng! Họ không phải vì mục tiêu nào đó mà họ mong muốn vì một môi trường ở địa phương ngày càng tốt đẹp hơn.
Chuyển sang chủ đề thông tin rác, ta hãy xem nó nguy hại đến đâu?
Nhờ cuộc cách mạng 4.0, nhiều người dân bây giờ dễ dàng trang bị cho mình một chiếc điện thoại thông minh và đăng ký các tài khoản trên mạng xã hội. Họ tha hồ lướt web, đọc tin, đăng tin và chia sẽ những thông tin trên mạng xã hội. Vì vậy tốc độ lan truyền thông tin là rất nhanh và phạm vi rộng rãi trên toàn cầu.
Vậy thông tin rác là gì? Theo cách nghĩ của tôi, thông tin rác là: Những thông tin vô bổ, thiếu văn hóa, không đúng sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, lôi kéo, kích động làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đạo đức, lối sống của nhân dân; làm ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của cá nhân, tập thể và an ninh quốc gia…
Xuất phát từ Tunisia, một thanh niên bán hàng rong đã tự thiêu tại Sidi Bouzid để phản đối cảnh sát tịch thu hàng của anh. Thông tin này được một người dân ghi lại và chia sẽ trên mạng xã hội, tốc độ lan truyền rất nhanh. Qua nhiều người chia sẽ, thông tin bị xuyên tạc và bóp méo sự thật, làm cho làn sóng phẫn nộ của người dân lên cao. Nhiều người dân đã xuống đường tuần hành, biểu tình để phản đối chính phủ. Lợi dụng tình huống đó, các thế lực thù địch đã trà trộn lực lượng vào đoàn biểu tình. Chúng kích động nhân dân, đóng giả công an, đóng giả lực lượng quân sự, dùng súng bắn vào đoàn người biểu tình rồi vu khống cho chính phủ đàn áp và thế là nội chiến xảy ra.
Nội chiến ở Syrya (Ảnh internet)
Kịch bản đó được Mỹ và các nước phương Tây áp dụng và thành công trên nhiều quốc gia như: Ai Cập, Syria, Libya, Yemen, Bahrein… Hậu quả làm cho hằng trăm nghìn người thiệt mạng và mất nhà cửa, hằng trăm nghìn người chen chúc nhau chạy trốn sang các nước Châu Âu để lánh nạn.
Ở Việt Nam thì sao? Họ cũng dùng kịch bản tương tự nêu trên. Năm 2018, khi nắm được thông tin Quốc Hội chuẩn bị thông qua dự án Luật Đặc khu và dự án Luật An ninh mạng, các thế lực thù địch đã lợi dụng ráo riết vào sự kiện này để xuyên tạc, bịa đặt và kích động người dân trên mạng xã hội. Thông tin này được nhiều người dân chia sẽ với một tốc độ nhanh chóng. Chúng kích động người dân xuống đường biểu tình để phản đối Quốc hội và Chính phủ. Kết quả chúng đã kích động và lôi kéo nhiều người dân biểu tình ở nhiều nơi mà điển hình là ở Bình Thuận ngày 10/6/2018.
Cảnh người dân Syrya chen chúc nhau lên tàu đi lánh nạn ở các nước Châu Âu (Ảnh internet)
Nếu so sánh giữa rác thải và thông tin rác thì thông tin rác còn nguy hại ghê ghớm hơn rác thải.
Bây giờ nói về vấn đề tư duy và tư duy rác.
Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó. Nói một cách nôm na là suy nghĩ và hành động của con người trong những trường hợp cụ thể.
Tư duy thường ở hai dạng: Tư duy tích cực và tư duy tiêu cực. Trong cuộc sống, những người có tư duy tích cực thường thành công. Ngược lại, những người có tư duy tiêu cực thường hay ngồi im một chỗ và than thân trách phận, đỗ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho người khác. Những người có tư duy tiêu cực thường có cuộc sống vất vả và không mấy thành công.
Nói đến đây thì mọi người đã nhận biết trong ba loại rác nêu trên, loại rác nào là nguy hại hơn rồi.
Khi viết bài này, bản thân tôi cảm thấy rất buồn và có một mong muốn đó là: Những người còn rác trong đầu, hãy vứt bỏ nó đi!; Không đăng tải, chia sẽ thông tin rác trên mạng xã hội; Không vứt rác bừa bãi ra môi trường! Hãy thay đổi thói quen chỉ ngồi phê phán xã hội bằng những hành động cụ thể tốt đẹp, để cho Quỳnh Lập nói riêng và đô thị Hoàng Mai nói chung ngày càng giàu mạnh, có cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, con người ứng xử văn minh!