GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG HỌC SINH BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG THCS QUỲNH LẬP
- Thứ năm - 20/10/2022 23:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đứng trước thực trạng trên trong những năm qua cấp ủy, chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường đã từng bước khắc phục, tìm nhiều giải pháp để hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng, trong đó, công tác phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân được cấp ủy thực hiện rất có hiệu quả;
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, sự nghiệp GD&ĐT đã có nhiều chuyển biến, ngành giáo dục đã khẳng định được vị trí vai trò trách nhiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Đất nước. Một bộ phận lớn nhân dân đã có ý thức trong việc chăm lo, quan tâm tạo điều kiện cho việc học tập của con em mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của học tập nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng đã và đang tạo ra gánh nặng cho xã hội.
Đứng trước thực trạng trên trong những năm qua cấp ủy, chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường đã từng bước khắc phục, tìm nhiều giải pháp để hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng, trong đó, công tác phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân được cấp ủy thực hiện rất có hiệu quả;
Các giải pháp hạn chế học sinh bỏ học tại trường THCS Quỳnh Lập
1. Xây dựng Kế hoạch duy trì sĩ số học sinh ngay từ đầu năm học
Đầu năm học Ban Giám hiệu nhà trường và các ban ngành, tổ trưởng chuyên môn của trường họp và xây dựng kế hoạch duy trì sĩ số học sinh trong năm học.
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra đôn đốc và hỗ trợ cho các bộ phận, các thành viên của mình làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp. Chú trọng việc ký cam kết giữa giáo viên chủ nhiệm các lớp với Ban Giám hiệu nhà trường về việc duy trì sỹ số hàng năm vào đầu năm học.
1. Xây dựng Kế hoạch duy trì sĩ số học sinh ngay từ đầu năm học
Đầu năm học Ban Giám hiệu nhà trường và các ban ngành, tổ trưởng chuyên môn của trường họp và xây dựng kế hoạch duy trì sĩ số học sinh trong năm học.
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra đôn đốc và hỗ trợ cho các bộ phận, các thành viên của mình làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp. Chú trọng việc ký cam kết giữa giáo viên chủ nhiệm các lớp với Ban Giám hiệu nhà trường về việc duy trì sỹ số hàng năm vào đầu năm học.
2. Thực hiện đẩy mạnh việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, làm cho học sinh hứng thú mỗi khi đến trường bằng các việc làm cụ thể sau:
a) Nâng cao chất lượng học tập đại trà, củng cố kiến thức cho học sinh giảm dần tỉ lệ thi lại, ở lại lớp.
Ban giám hiệu nhà trường Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn quyết liệt trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng, thực hiện giảm tải tới tất cả các thành viên của tổ mình.
Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ đột xuất của giáo viên, nâng cao chất lượng các buổi dạy học theo chuyên đề nghiên cứu bài học, các tiết kiểm tra nội bộ giáo viên,....;
b) Đẩy mạnh công tác chủ nhiệm lớp.
Ban giám hiệu nhà trường Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn quyết liệt trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng, thực hiện giảm tải tới tất cả các thành viên của tổ mình.
Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ đột xuất của giáo viên, nâng cao chất lượng các buổi dạy học theo chuyên đề nghiên cứu bài học, các tiết kiểm tra nội bộ giáo viên,....;
b) Đẩy mạnh công tác chủ nhiệm lớp.
Mỗi Giáo viên chủ nhiệm lớp là một anh chị phụ trách, sinh hoạt cùng với học sinh, đi sâu tìm hiểu tâm sinh lý học sinh, hỗ trợ học sinh khi các em bị lệch lạc trong suy nghĩ và hành động.
Gắn việc duy trì sĩ số học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn của trường, cùng nhau phối hợp vận động các em có nguy cơ bỏ học ra lớp. Trong giáo dục các em giáo viên chủ nhiệm cần tôn trọng đến danh dự và nhân phẩm học sinh. Không được có những lời lẽ khiếm nhã và hành động không phù hợp với nguyên tắc giáo dục học sinh. Cần động viên khuyến khích các em, thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt và tôn trọng sự tiến bộ của các em dù tiến bộ đó là rất nhỏ; Phấn đấu hình thành dần các tiêu chuẩn của Trường học hạnh phúc;
Nắm bắt kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học, có tư tưởng muốn bỏ học. Phối hợp với các ban ngành nhất là Hội khuyến học xã về tình hình bỏ học và nguy cơ bỏ học của học sinh trong lớp để có sự vận động kịp thời.
Gắn việc duy trì sĩ số học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn của trường, cùng nhau phối hợp vận động các em có nguy cơ bỏ học ra lớp. Trong giáo dục các em giáo viên chủ nhiệm cần tôn trọng đến danh dự và nhân phẩm học sinh. Không được có những lời lẽ khiếm nhã và hành động không phù hợp với nguyên tắc giáo dục học sinh. Cần động viên khuyến khích các em, thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt và tôn trọng sự tiến bộ của các em dù tiến bộ đó là rất nhỏ; Phấn đấu hình thành dần các tiêu chuẩn của Trường học hạnh phúc;
Nắm bắt kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học, có tư tưởng muốn bỏ học. Phối hợp với các ban ngành nhất là Hội khuyến học xã về tình hình bỏ học và nguy cơ bỏ học của học sinh trong lớp để có sự vận động kịp thời.
3. Tạo ra nhiều sân chơi cho học sinh
Liên Đội, Chi đoàn cần đưa vào nhiều các cuộc thi mang tính bản sắc dân tộc như: Kéo co, nhảy bao bố, đá bóng, cầu lông, đi xe đạp chậm,... nhân các ngày lễ lớn của dân tộc nhằm tạo không khí, tư tưởng thoải mái trong tâm thức của học sinh. Tổ chức thực hiện tốt kết luận 598-KL/ĐU ngày 13/12/2013 của Đảng ủy xã Quỳnh Lập về việc hạn chế học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng đạo đức của một bộ phận học sinh.
Quan tâm và chú trọng đến công tác khuyến học khuyến tài trong nhà trường; Công tác tham mưu với chính quyền địa phương và cấp trên.
4. Công tác phối hợp
Sự thành bại của việc vận động học sinh bỏ học trở lại trường thì công tác phối hợp có một vai trò vô cùng quan trọng: Tại xã Quỳnh Lập năm 2013 Đảng ủy xã ban hành kết luận số 58-KL/ĐU ngày 13 tháng 12 năm 2013 đã có tầm ảnh hưởng rất lớn tới các chi bộ, hệ thống chính trị trong toàn xã: Tất cả các thôn xóm Ban Khuyến học, khuyến tài, các ông trưởng Thôn, Bí thư chi bộ đều có nhiệm vụ rất cao trong công tác vận động học sinh bỏ học trở lại trường;
Liên Đội, Chi đoàn cần đưa vào nhiều các cuộc thi mang tính bản sắc dân tộc như: Kéo co, nhảy bao bố, đá bóng, cầu lông, đi xe đạp chậm,... nhân các ngày lễ lớn của dân tộc nhằm tạo không khí, tư tưởng thoải mái trong tâm thức của học sinh. Tổ chức thực hiện tốt kết luận 598-KL/ĐU ngày 13/12/2013 của Đảng ủy xã Quỳnh Lập về việc hạn chế học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng đạo đức của một bộ phận học sinh.
Quan tâm và chú trọng đến công tác khuyến học khuyến tài trong nhà trường; Công tác tham mưu với chính quyền địa phương và cấp trên.
4. Công tác phối hợp
Sự thành bại của việc vận động học sinh bỏ học trở lại trường thì công tác phối hợp có một vai trò vô cùng quan trọng: Tại xã Quỳnh Lập năm 2013 Đảng ủy xã ban hành kết luận số 58-KL/ĐU ngày 13 tháng 12 năm 2013 đã có tầm ảnh hưởng rất lớn tới các chi bộ, hệ thống chính trị trong toàn xã: Tất cả các thôn xóm Ban Khuyến học, khuyến tài, các ông trưởng Thôn, Bí thư chi bộ đều có nhiệm vụ rất cao trong công tác vận động học sinh bỏ học trở lại trường;
Cuối năm học Ban giám hiệu chỉ đạo các Giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách các học sinh có dấu hiệu bỏ học trong hè theo thôn xóm, nhà trường tổng hợp rồi kết hợp cùng Ban cán sự thôn xóm tiếp tục có sự theo dõi trong hè.
Hàng năm Đảng ủy xã luôn có buổi làm việc với cấp ủy, chi bộ, ban giám hiệu các nhà trường để tháo gỡ, chỉ đạo công tác giáo dục cho năm học mới;
Sự phối kết hợp giữa Gia đình-Nhà trường-Xã hội là khâu luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu: Mỗi khi một học sinh có dấu hiệu bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm là người đầu tiên tìm hiểu thông tin về hoàn cảnh Gia đình, lên phương án vận động, song song là sự vào cuộc của tổ vận động, rồi báo cho Ban giám hiệu, Ban cán sự thôn (xóm) và Ban khuyến học của thôn đó cùng nhau vận động; Cuối cùng là sự vào cuộc của Hội khuyến học xã và Ban giám hiệu nhà trường, đây là công thức mà trường THCS Quỳnh Lập nói riêng, xã Quỳnh Lập nói chung đã sử dụng trong những năm trở lại đây và đã đem lại hiệu quả thực sự./.
Hàng năm Đảng ủy xã luôn có buổi làm việc với cấp ủy, chi bộ, ban giám hiệu các nhà trường để tháo gỡ, chỉ đạo công tác giáo dục cho năm học mới;
Sự phối kết hợp giữa Gia đình-Nhà trường-Xã hội là khâu luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu: Mỗi khi một học sinh có dấu hiệu bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm là người đầu tiên tìm hiểu thông tin về hoàn cảnh Gia đình, lên phương án vận động, song song là sự vào cuộc của tổ vận động, rồi báo cho Ban giám hiệu, Ban cán sự thôn (xóm) và Ban khuyến học của thôn đó cùng nhau vận động; Cuối cùng là sự vào cuộc của Hội khuyến học xã và Ban giám hiệu nhà trường, đây là công thức mà trường THCS Quỳnh Lập nói riêng, xã Quỳnh Lập nói chung đã sử dụng trong những năm trở lại đây và đã đem lại hiệu quả thực sự./.